Monday, July 25, 2011

Một vài cấu hình ban đầu cho Juniper router_Initial configurations for Juniper router

1.Factory-default configuration
Tất cả các platforms chạy Junos đều có một factory-default configuration. Các configurations được truy cập bởi root. Mặc định khi mới đăng nhập vào thì root account ko có password. TRước khi làm việc thì cần phải set pass cho root thì mới có thể bắt đầu làm việc với thiết bị.
Tất cả các factory-default configuration chứa một bộ log cho hệ thống, bộ log sẽ ghi lại các sự kiện và ghi chúng lên các log files.
Đây là một syslog của fact def configuration



Mỗi thiết bị đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong một hệ thống mạng. MỖi một thiết bị sẽ được thiết kế một fact-def configuration phù hợp với các chức năng của nó.

Để load fact-def configuration cho router, sử dụng câu lệnh load, sau đó set pass cho root và commit


2.Cấu hình cho các interfaces

Một Juniper router có 2 loại interfaces chính là Permanent interfaces (luôn có trong router) và transient interfaces (có thể đc inserted và removed khỏi router)

a.Permanent Interfaces

THực hiện 2 chứng năng là quản lý và vận hành. Chức năng quản lý được thực hiện chủ yếu thông qua interface fxp0 (Management Ethernet). Interface này cung cấp một phương thức phi vật lý cho việc kết nối đến router. Kết nối này sử dụng các công cụ như SSH, telnet để cho phép một remote user quản lý và config router.

Việc vận hành của một Juniper router dựa vào Internal ethernet interface là fxp1. Interface này kết nối RE đến PFE. Kênh truyền này là cách các routing protocol packets đến RE để cập nhật routing table. Các cập nhật cho forwarding table cho PFE cũng thông qua interface này.

Các interfaces này là của hệ thống, đã đc cấu hình khi JunOS boots. Ko nên đụng chạm đến chúng.

b.Transient Interfaces

Đây chính là các interfaces nhận các data packet và đưa chúng đến đích. Những interfaces này được kết nối vật lý vào một PIC (Physical Interface Card) và có thể được inserted và removed khỏi router. Nói cách khác, đây chính là những interfaces ta cần cấu hình để chúng hoạt động tốt.

c.Quy tắc đặt tên interface

Cách đặt tên cho các interface của Juniper router sẽ tuân thủ theo cấu trúc:

media_type-fpc/pic/port.unit



+media_type: có 2 ký tự để phân biệt. Một số tên của media_type:
-es: encryption interface
-fe: fast ethernet interface
-ge: gigabit ethernet interface
-ip: ip-over-ip encapsulation tunnel interface
-lo: loopback interface
-t1: T1 interface
-t3: T3 interface
-...

+FPC slot numbers:
Đây là cách đánh số thức tự các FPC slot trên router, thường đc đánh số từ 0-7. Giá trị này cho ta biết vị trí của FPC slot trên router

+PIC Slot Numbers:
Đại diện cho vị trí của PIC trên FPC module. Giá trị thường chạy từ 0-3.

+PIC Port numbers:
Đây chính là giá trị đại diện cho port dùng để kết nối cable.

d.Cấu hình ip cho interfaces


Lưu ý: em0 là tên card mạng đang đc gán cho máy ảo chạy JUNOS
Show cấu hình kiểm tra lại


Trên một JUNOS olive khác, cấu hình ip tương tự cho 1 interface để kiểm tra connectivity ( chú ý phần hostname)


==>Ping thành công

3.Rescue configuration


Một rescue configuration được người dùng định nghĩa, được xem là một cấu hình tốt cho router được lưu giữ với mục đích phục hồi lại router trở về trạng thái ổn định trong kết nối.

Rescue configuration yêu cầu phải có root password đã được set. Mặc định ko có một rescue configuration nào được định nghĩa.

Ta có thể lưu active configuration như là một rescue configuration sử dụng câu lệnh ở operational mode



Nếu đã có một rescue configuration đc lưu thì sẽ overwrite. Để xóa rescue configuration sử dụng câu lệnh

user@host> request system configuration rescue delete

Khi đã lưu rescue configuration, ta có thể phục hồi lại bằng câu lệnh rollback

user@host# rollback rescue

Nên nhớ là nếu muốn apply thì cần phải sử dụng commit

Sunday, July 24, 2011

Xử lý packet trong router Juniper_Packet Processing in Juniper router

Để có thể hiểu được cách mà các packets được xử lý trong router, ta cần phải biết các thành phần của PFE vì PFE là thành phần chịu trách nhiệm xử lý packet và forward chúng qua router.
+++++

Chức năng chính của PFE là cung cấp một bộ layer-2 và layer-3 switching. PFE thực hiện những chức năng này thông qua các ASIC. PFE được phân bổ thành các nhóm bao gồm một số hardware.

Các thành phần của PFE được phân thành 2 nhóm chính:

-Embedded OS software: điều hành chính các circuit boards.
-ASICs: tham gia vào việc forward các packets.

1.Embedded OS software

Tất cả các media types (fiber, coax, UTP...) yêu cầu một kết nối vật lý đến router. Physical Interface Card (PIC) là nơi đầu tiên một packet được đưa vào và cũng là nơi mà packet đi ra khỏi router.

Để tạo ra một high-thoughput router, đối với các dòng M160, M40, M20, PICs được sắp xếp vào các Flexible PIC Connectors (FPCs). Đối với các dòng router nhỏ hơn như M5, M10, FPCs được built vào Forwarding Engine Board. Nhiệm vụ chính của FPCs là nơi chứa PICs, chia sẻ bộ nhớ cho các PICs, I/O Manager ASICs, Packet Director ASICs.

Khi router boot, Embedded OS software (microcode) được download từ Routing Engine đến các CPUs trên circuit boards. Nó có khả năng vận hành các control board, FPCs, và PICs.

2.Application-Specific Intergrated Circuits

Mỗi một circuit board trong PFE chứa ít nhất 1 ASIC, một vài boards có thể chứa nhiều chips. Các thành phần ASICs chính trong (dòng M-series) Juniper router.

2.1.PIC I/O Manager ASIC

Mỗi PIC trên router chứa một PIC I/O Manager ASIC, tùy theo kiểu của PIC mà sẽ có kiểu ASIC tương ứng và ko giống nhau giữa các PICs.

ASIC này quản lý các tác vụ liên quan đến media như kiểm tra việc đóng khung data-link, phát hiện lỗi, tạo ra các thông báo theo từng level.

Thành phần này kết nối trực tiếp đến I/O Manager ASIC trên FPC đang chứa PIC.

Tóm lại, thành phần này có nhiệm vụ nhận packet đi vào từ physical media và đặt chúng lại physical media (Input và Output).

2.2.I/O Manager ASIC

Mỗi FPC chứa một I/O manager ASIC kết nối đến cả PC I/O Manager ASIC và Distributed Buffer Manager ASIC trên control board.

Khi một packet đi vào router, thành phần này sẽ kiểm tra cả layer-2 và layer-3 headers. Nếu packet hợp lệ, ASIC gỡ bỏ layer-2 header và chia nhỏ các packets thành những cell 64 bytes được gọi là J-cell. Thành phần này sẽ gửi các J-cell đến Distributed Buffer Manager ASIC để lưu trữ vào vùng có bộ nhớ chia sẻ.
Tại phía đi ra, I/O manager sẽ queue một J-cell đặc biệt gọi là result cell. Cell này chứa thông tin về next hop cũng như thông tin queue nào lưu trữ packet bên trong. Khi router đã sẵn sàng để gửi packet ra interface, I/O manager ASIC nhận tất cả các J-cell từ nơi lưu trữ packet thông qua Distributed Buffer Manager ASIC. I/O manager ASIC sẽ tái tạo lại packet, thêm vào time-to-live trước khi đóng gói packet vào một format layer-2 hợp lý. Cuối cùng packet được gửi đến PIC I/O manager ASIC để đưa vào physical media.

Tóm lại, thành phần có nhiệm vụ là kiểm tra, lưư trữ packet đi vào. Sau đó đưa ra ngoài với các thông tin được đính vào một cách phù hợp. Packet đi ra sẽ được đưa tới thành phần PIC I/O Manager ASIC

2.3.Distributed Buffer Manager ASIC

Mỗi control board trong router chứa 2 Distributed Buffer Manager ASICs. Những ASICs này kết nối đến I/O manager ASIC trên FPC và Internet Processor ASIC nằm trên circuit board.

ASIC này đc chia thành 2 phần nhỏ là Inbound/Outbound Distributed Buffer Manager ASIC. Mỗi thành phần quản lý các J-cells đi vào và đi ra.

Cả 2 thành phần ASICs làm việc kết hợp với nhau để nhận và lưu trữ J-cells trong bộ nhớ chia sẻ. Inbound tạo ra J-cell đặc biệt gọi là notification cell. Cell này chứa thông tin từ packet như source và dest IP, source và dest port, incoming interface trong router, các thiết lập QoS, giá trị TTL của packet. ASIC sau đó gửi notification cell đến Internet Processor ASIC.

Tóm lại, ASIC này sẽ quản lý các J-cells đi ra vào router. Chứa các giá trị của packet (IP, port, QoS...) và gửi đến Internet Processor ASIC

2.4.Internet Processor ASIC

Mỗi Juniper router đều chứa một Internet Processor ASIC trong control board. Đây là thành phần chính của PFE. Đây là ASIC duy nhất truy cập đến forwarding table, thực hiện các tác vụ dò tìm route, quyết định forwarding.

Nó nhận notification cells từ Inbound Distributed Buffer Manager ASIC và đưa chúng vào result cells sau khi thực hiện việc tìm route (route lookup).

Ngoài ra, nó còn thực thi việc lọc packet như một firewall, áp dụng các policy...

Tóm lại, ASIC này là ASIC trung tâm của PFE. Nó quyết định việc dò tìm route, quyết định việc forwarding.

3.Packet Flow( Unicast packet)

Khi đã hiểu được cách tổ chức các thành phần trong PFE, ta có thể hiểu được cách thức luồng dữ liệu đi qua router như thế nào. Ở đây ta đang xét luông Unicast packet

Luồng dữ liệu đi qua router:


  1. Một data packet đi vào interface của router. PIC I/O manager ASIC kiểm tra lỗi tại link-layer.

  2. PIC I/O Manager ASIC vận chuyển data packet, thêm vào các header của layer-2 và layer-3, đưa đến I/O manager ASIC

  3. I/O manager ASIC kiểm tra việc tích hợp các layer-2 và layer-3 headers. I/O manger ASIC gỡ bỏ layer-2 header và chia nhỏ data packet thành các J-cells. Các J-cells sẽ được gửi đến Inbound Distributed Buffer Manager ASIC

  4. Inbound Distributed Buffer manager ASIC bắt đầu nhận các J-cells từ I/O manager ASIC. Notification cell được built và chuyển đến cho Internet Processor ASIC

  5. Các J-cells tạo nên data packet được lưu trữ trong một vùng nhớ chia sẻ. Mỗi FPC cung cấp từng vùng nhớ, Inbound Distributed Buffer Manager ASIC gửi các J-cells đến tất cả FPCs trong router.

  6. I/O manager ASIC trên mỗi FPC nhận các J-cells và lưu chúng trong bộ nhớ .

  7. TRong khi các J-cells đang đc lưu trong vùng nhớ chi sẻ, Internet Processor ASIC nhận notification cell và thực hiện việc dò tìm route trong forwarding table. Các thông số như next-hop, route, outgoing interface trên router được xác định. Thông tin next-hop được lư trữ trong notification cell, và bây giờ trở thành result cell.

  8. Internet Processor ASIC gửi result cell đến Outbound Distributed Buffer Manager ASIC để xem xét và xác định outgoing interface. Result cell sau đó được gửi đến FPC để queue và chờ gửi đi.

  9. I/O manager ASIC queue result cell và áp dụng các cơ chế queue phù hợp. Khi result cell đi đến đầu của queue, I/O Manager ASIC yêu cầu các J-cells từ Outbound Distributed Buffer Manager ASIC.

  10. Outbound Distributed Buffer Manager ASIC sao chép ác J-cells từ nơi lưu trữ packet và gửi chúng đến I/O manager ASIC trên outgoing FPC.

  11. I/O manager ASIC sắp xếp lại data packet vào trong một đơn vị và hiệu chỉnh các giá trị TTL. ASIC sau đó gán thông tin phù hợp của layer-2 header và gửi packet đến PIC I/O Manager ASIC

  12. PIC I/O manager ASIC thực hiện bất kỳ những yêu cầu nào từ link-layer và gửi data packet ra ngoài interface của router.






Saturday, July 23, 2011

Giao diện dòng lệnh của Juniper router_Juniper router command line interface


Sau khi đã boot vào được router và các software cần thiết đã được loaded, ta sẽ vào một môi trường dòng lệnh để làm việc với router. Môi trường này gọi là command-line interface – CLI.

JUNOS CLI có 2 mode là operational mode configuration mode.

-Operational mode: hiển thị trạng thái hiện tại của router, sử dụng để kiểm tra và troubleshoot router.
-Configuration mode: cung cấp cho ta một phương thức cho việc hiệu chỉnh router.

1.Operational Mode

Sau khi đã đăng nhập được vào router, ta sẽ gặp môi trường dòng lệnh của router, để vào operational mode, ta sử dụng câu lệnh cli. Dấu nhắc lệnh có dạng
username@hostname>




JUNOS sử dụng một cấu trúc lệnh dạng phân cấp (hierarchy). Các câu lệnh được lưu trữ theo từng level. Cũng giống như khi làm việc với một thiết bị router của Cisco, tại level hiện tại, nếu muốn xem có những câu lệnh nào, ta có thể sử dụng dấu hỏi (?) để liệt kê:



2.Configuration mode

Đây là mode để ta có thể cấu hình cho router, từ operational mode gõ configure để vào configuration mode. Khi đã vào mode này, dấu nhắc lệnh sẽ có dạng:



Dòng [edit] nói cho ta biết đang ở top level trong cách phân bố các câu lệnh.
Từ trong configuration mode, muốn thực hiện các tác vụ của operational mode, sử dụng lệnh run. Ví dụ:


Như đã nói, CLI trong JUNOS được sắp xếp theo dạng hierarchy, các câu lệnh được phân cấp theo từng cấp độ (level), ngay sau khi vào configuration mode, ta đang ở top level. Có thể hình dung (một phần) như sau:




Dòng thông báo sau mỗi câu lệnh nói cho ta biết hiện đang ở level nào


Từ level thấp muốn lên level cao, sử dụng câu lệnh up



3.Cấu hình cho router

TRong quá trình đi vào từng level dòng lệnh, ta có thể chỉnh sửa cấu hình tại mỗi level. Sử dụng câu lệnh set hoặc delete

Hostname hiện tại là JunOS. Ta có thể vào level system và sử dụng câu lệnh set để thiết lập hostname mới.




4.Candidate configuration

Như đã thấy ở trên, sau khi set hostname là Cuong, trong dấu nhắc lệnh vẫn để hostname là JunOS chưa hề bị đổi. Điều này là do trong Juniper router có sử dụng một cơ chế gọi là candidate configuration. Các cấu hình vừa thực hiện sẽ được lưu vào một file gọi là candidate configuration và không hề ảnh hưởng đến cấu hình hiện tại được gọi là active configuration.

Nếu muốn apply những cấu hình vừa thực hiện thì cần phải sử dụng câu lệnh commit.


Trong quá trình cấu hình, nếu muốn xem những gì đang được cấu hình (candidate configuration) và so sánh với active configuration, có thể sử dụng câu lệnh compare kết hợp với lệnh show pipe để hiển thị.


Dấu + nói cho ta biết rằng thông số đó đang ở candidate configuration và chưa đc đưa vào active configuration. Dấu - nói cho biết, ta vừa mới xóa thông số đó của router.

5.Lưu và load cấu hình

-Lưu cấu hình hiện tại
Để lưu cấu hình hiện tại, sử dụng câu lệnh save. Câu lệnh save sẽ lưu cấu hình hiện tại vào trong một file đc xác định.


Với câu lệnh save confi_file, cấu hình hiện tại đã được lưu vào file confi_file. Nếu đã có file trùng tên thì file đó sẽ bị overwrite.

-Load cấu hình
Có 2 tùy chọn cho ta để load cấu hình.
  • +Một là sử dụng option replace(đối với JUNOS bản 9.6, với một số JUNOS cũ có thể là option override) để ghi đè lên cấu hình hiện tại
  • +Hai là sử dụng option merge để ghi thêm vào cấu hình hiện tại.



6.Restore lại cấu hình cũ

Mỗi lần câu lệnh commit được thực hiện, cấu hình hiện tại sẽ được lưu lại. JUNOS cho phép ta lưu trữ 9 file cấu hình để sử dụng. Các files này được đặt tên và đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 9. Cấu hình hiện tại đang chạy là 0. Nơi lưư trữ các file này nằm trong thư mục /config.


Sử dụng lệnh rollback cùng với option là number từ 1-9 để restore file tương ứng.


Friday, July 22, 2011

Qúa trình boot của JUNOS_JUNOS software boot sequence

JUNOS có thể được lưu trữ tại 3 nơi: internal flash disk, hard drive, removable media. Mỗi nơi đều có khả năng load software vào bộ nhớ và boot router.

Boot media chính là internal flash disk. Tiếp theo là hard drive. Removable media thường dùng vào các mục đích recovery.

Khi router boot nó sẽ chạy một POST để xác nhận lại các yếu tố cơ bản của hệ thống đang hoạt động bình thường. Sau đó router sẽ đặt một bản copy của JUNOS và load lên bộ nhớ.


Thứ tự boot như sau: removeable media(nếu được đưa vào router) -> flash drive -> hard drive



Với mỗi media, nếu tìm thấy một bản JUNOS có thể boot được thì sẽ boot từ media đó, nếu ko thấy sẽ tìm đến media tiếp theo.

Khi flash drive có vấn đề và phải boot từ hard drive, trog quá trình boot sẽ hiện lên thông báo cho ta biết.

login: user
Password:
--- JUNOS 5.3R1.2 built 2002-04-30 01:40:52 UTC
---
--- NOTICE: System is running on alternate media device (/dev/ad1s1a).
---
user@JunOS>

Thursday, July 21, 2011

Kiến trúc của Juniper router_Juniper router architecture


Juniper Network Router architecture

1.Thiết kế của Juniper router

Router của Juniper được thiết kế dựa trên 2 thành phần chính là thành phần điều khiển(control) và chuyển tiếp(forwarding). TRong router của Juniper thì 2 thành phần đó là Routing Engine(RE) và Packet Forwarding Engine(RFE).

Hai thành phần này được thiết kế một cách riêng rẽ với nhau, mỗi thành phần thực hiện một chức năng riêng trong việc xử lý packet của router.


2.Routing Engine(RE)

2.1.Chức năng chính của RE:

-Cung cấp môi trường giao tiếp với người quản trị(CLI, user authetication ...)
-Cung cấp môi trường quản lý, cấu hình, troubleshoot thiết bị (các công cụ như ping,traceroute...đều hoạt động trên RE.
-Lưu trữ JUNOS
-Là nơi xử lý các routing protocol, các vấn đề về routing table.

2.2.Thành phần vật lý

RE cũng là nơi lưư trữ chính của router. Các thành phần vật lý bao gồm:
-Một CPU của Intel, nhiệm vụ là chạy JUNOS
-SDRAM lưu trữ routing table, forwarding table, các process khác.
-Compact Flash: cung cấp nơi lưu trữ JUNOS images,
-Hard disk cung cấp nơi lưu trữ dự phòng.

TÓM LẠI: RE LÀ NƠI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ TRÊN LAYER-3 VÀ VIỆC QUẢN TRỊ HỆ THỐNG (NETWORK MANAGEMENT)

3.Packet Forwarding Engine

3.1.Chức năng chính của PFE

-Chức năng chính của PFE là cung cấp một bộ chuyển (switching) cho layer-2 và layer-3. PFE thực hiện những chức năng này thông qua việc sử dụng Application Specific Intergrated Circuits(ASICs).

3.2.Cấu trúc vật lý của PFE

PFE có các thành phần chính là:
-Physical Interface card
-Flexible PIC Concentrator.
-Switching control board

Mỗi một thành phần chứa một ASIC để thực hiện các tác vụ định trước trong việc forward packets.

Wednesday, July 20, 2011

Cài đặt JUNOS Olive trên VMware workstation

Đối với một người muốn tự học về mạng máy tính thì việc có các chương trình giả lập để học là hết sức cần thiết. 
Tôi cũng chỉ là một người mới bắt đầu tìm hiểu về các công nghệ của Juniper, để viết được những dòng này, tôi cũng đã phải bỏ ra mất vài ngày để hiểu được các khái niệm, thuật ngữ và cách để có một môi trường simulation cho việc học JUNIPER. TRong quá trình google tìm thông tin thì hầu như chưa có một bài nào hướng dẫn cách cài đặt JUNOS Olive để học bằng TIẾNG VIỆT. Đối với các tut bằng tiếng Anh thì rất nhiều. Cho nên xin nói trước là bài này không phải do tôi tự sáng tác mà nói cho đúng thì là dịch tut cho mọi người. 

Tôi sẽ cố gắng explain các thuật ngữ liên quan để cung cấp một cái nhìn dễ hiểu nhất. Mọi thứ đều từ Google mà ra :).

1.JUNOS Olive là gì?

Nếu như trong Cisco, người ta đưa ra khái niệm IOS để nói về các hệ điều hành dành cho các thiết bị mạng như router, switch, firewall... thì bên Juniper, người ta đưa ra một khái niệm tương đương là JUNOS.
JUNOS là hệ điều hành được based trên nền FreeBSD.
Olive là code name được sử dụng để gán cho các JUNOS chạy trên một PC thay vì chạy trên một thiết bị của JUNIPER.

2.Cài đặt JUNOS Olive.

Để cài đặt Olive, đây là một số công cụ bắt buộc phải có:
-Một bản mini FreeBSD, tôi đang sử dụng bản 4.11. Download:ftp://ftp-archive.freebsd.org/pub/FreeBSD-Archive/old-releases/i386/ISO-IMAGES/4.11/4.11-RELEASE-i386-miniinst.iso
-Một virtual machine để cài đặt Free BSD. Tôi đang sử dụng VMware Workstation 7.x
-Một bản JUNOS. Tôi đang sử dụng bản jinstall-9.6R1.13-export-signed.tgz, nếu muốn có thể tự google với tên trên sẽ có link download.

Các bước cài đặt:
-Tạo một máy ảo để cài đặt FreeBSD.
-Cài đặt JUNOS lên FreeBSD.
Tiến hành:

+Tạo một máy ảo để cài đặt FreeBSD.

Việc tạo một máy ảo(virtual machine) trên VMWare sẽ ko được nói ra ở đây. Tôi sẽ chỉ nói về việc cài đặt FreeBSD trên vm mà thôi. 
Lưu ý: sau khi tạo vm xong, chưa khởi động ngay mà tìm đến file .vmx mở bằng notepad hoặc một text editor nào đó, chỉnh sửa một entry như sau:

scsi0.present = "TRUE"

đổi thành:

scsi0.present = "FALSE"

vì JunOS chưa hỗ trợ scsi.
Tiến hành khởi động vm để cài đặt.
======
Khởi động vào FreeBSD:

Chọn việc cài đặt

Sau khi chọn bỏ qua cấu hình kernel, ta sẽ vào "fdisk" để xử lý với disk.


Ở đây, ta sẽ sử dụng toàn bộ dung lượng đĩa, bấm phím A để chọn toàn bộ. Bấm Q để thoát khỏi fdisk. 


Sau khi thoát ra fdisk, ta sẽ chọn cài đặt Boot manager:


Phân chia các partition cho FreeBSD. Dung lượng cho các partitions như sau:
/ (root) : 1G
swap: 1,5G
/config: 1G
/var: dung lượng còn lại

Để tạo mới một partition, ta bấm C, nhập dung lượng cho partition đó, có thể sử dụng đơn vị mà M cho megabytes, G cho Gigabytes.


Tương tự để tạo các partitions đã nói trên


Sau khi phân chia partitions xong, bấm Q để quay lại màn hình cài đặt FreeBSD. Chọn Exit và lựa chọn cài đặt từ đĩa



Chọn OK để tiến hành cài đặt FreeBSD. Đợi đến khi xuất hiện màn hình báo thành công.


Sau khi đã cài đặt xong, hệ thống sẽ yêu cầu cấu hình một vài dịch vụ. Có một vài dịch vụ ko cần thiết thì có thể bỏ qua.

Ethernet or SLIP/PPP: no
Network gateway: no
Configure inetd: no
Anonymous FTP: no
NFS server: no
NFS client: no
Default security profile: no
Customize console settings: no
Time zone: no
Enable Linux binary: no
non-USB: no
Package collection: no

Bắt đầu tạo account cho các users:

Chọn User:


Điền login ID, password


Thiết lập pass cho root



General configuration: no

Thoát khỏi trình cài đặt, reboot và login vào FreeBSD



Như vậy ta đã có một FreeBSD box. Đến đây nên tạo một snapshot cho vm trước khi bắt đầu bước tiếp theo

+Cài đặt JUNOS Olive lên FreeBSD

Yêu cầu đã có file cài đặt JUNOS trên thư mục /var/tmp. Đối với file cài đặt, cần phải tinh chỉnh một số bước Các bước tiến hành:

# ls
jinstall-9.6R1.13-export-signed.tgz vi.recover
# pwd
/var/tmp
# mkdir jinst-signed
# cd jinst-signed/
# tar zxvf ../jinstall-9.6R1.13-export-signed.tgz
# mkdir jinst
# cd jinst
# tar zxvf ../jinstall-9.6R1.13-export.tgz
# mkdir pkgtools
# cd pkgtools
# tar zxvf ../pkgtools.tgz
# cd bin/
# cp /usr/bin/true ./checkpic
# cd ..
# tar zcvf ../pkgtools.tgz *
# cd ..
# rm -rf pkgtools
# tar zcfv /var/tmp/jinstall-9.6R1.13-export-olive.tgz *
Sau khi đã chỉnh sửa file xong, tiến hành cài đặt

Như vậy đã cài đặt xong, hệ thống yêu cầu khởi động lại, nhưng tạm thời chưa reboot ngay. Ta cần phải chỉnh sửa file /boot/loader.conf, thêm dòng
console="vidconsole"


Đến đây là đã xong. Reboot lại hệ thống để hoàn tất cài đặt.

Sau khi khởi động lại, đợi quá trình cài đặt JUNOS Olive hoàn tất. Hệ thống sẽ khởi động lại khoảng 2 lần. Đợi vài phút để quá trình cài đặt hoàn tất.


----Naming conventions for JUNOS----


NHƯ VẬY, TÔI ĐÃ HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT JUNOS OLIVE TRÊN VMWARE WORKSTATION. CẦN CÂU ĐÃ CÓ, CÙNG ĐI CÂU THÔI.