I.Giới thiệu static route
Router sử dụng 3 phương thức để đưa các routes vào routing table của nó:connected route, static route, dynamically routing protocol.
Khi các interfaces được cấu hình và trạng thái ổn định, router sẽ đưa chúng vào connected routes. Đối với một mạng lớn hơn, admin thường sử dụng các dynamically routing protocols để các giao thức này tự động học được tất cả các routes trong toàn bộ mạng.
1. Giới thiệu static route
Static route là cách mà người quản trị phải cấu hình bằng tay, hoàn toàn thủ công để cho router biết được tất cả các routes trong mạng. Cách này chỉ phù hợp với mạng nhỏ, với mạng lớn nhiều router thì cách này sẽ bộc lộ nhược điểm rất lớn. Khi đó thì người ta thường nghĩ đến dynamically routing protocols.
2. Nhược điểm của static route
Như đã nói, static route chỉ phù hợp với mạng nhỏ vài router.Nếu với một mô hình mạng lớn thì static sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm lớn:
-Tốn công sức cấu hình của admin
-Không tự động cập nhật khi thông tin trong mạng thay đổi
II.Các bước cấu hình static route
1.Xác định các routes cần học cho từng routers
Việc cấu hình thành công static route có thể được chia thành 3 bước:
-Admin cấu hình thủ công static route trên router
-router sẽ đưa các static route vào routing table của nó
-Các packets sẽ được đưa đi thông qua các routes này
Gỉa sử ta có mô hình mạng như sau:Ở đây ta có 4 mạng với 3 router kết nối với nhau. Việc cấu hình routing cho các routers đồng nghĩa với việc ta phải để cho các router biết được tất cả các đường đi tới từng mạng.
Khi cấu hình căn bản cho các router bao gồm việc cấu hình đúng các interfaces và trạng thái các interfaces đúng thì các router sẽ đưa routes mà nó kết nối trực tiếp vào routing table và ký hiệu nó là connected route. Với mô hình trên, ta đã cấu hình các thông số cơ bản cho các router, và lúc này các router cũng đã đưa các connected routes vào routing table của nó:Như ta đã thấy, R1 đã đưa vào routing table của nó 2 routes kết nối trực tiếp với nó là 172.16.2.0/24 và 192.168.2.0/24.
Việc cấu hình chỉ thành công khi trong routing table của mỗi routers sẽ biết được tất cả các mạng. Điều đó có nghĩa là R1 sẽ phải biết thêm 2 mạng nữa là 192.168.1.0/24 và 172.16.1.0/24. Tương tự với R2 và R3.
2.Cấu hình cho các routers
Lệnh cấu hình static route:
Router(config)# ip route [dest_net] [subnet_mask] [ip_next_hop]
Hoặc
Router(config)# ip route [dest_net] [subnet_mask] [forward_int]
Trong đó:
-dest_net: mạng đích mà router cần học
-subnet_mask: subnet mask của mạng đích
-ip_next_hop: địa chỉ ip của int nằm trên router đầu tiên mà gói tin sẽ đi qua
-forward_int: tên của interface mà gói tin sẽ đi ra khỏi router
Với ví dụ trên, đứng tại R1 ta muốn R1 biết được mạng 192.168.1.0/24 và 172.16.1.0/24 thì next hop của nó sẽ nằm trên R2 và interface đầu tiên gói tin gặp là fa0/0. Nếu ko sử dụng ip_next_hop thì giá trị forward_int đối với R1 lúc này là fa0/0.
Các bước cấu hình chi tiết trên từng routers:
Đối với R1:
Đối với R2:
Đối với R3:
Tôi đã đưa ra cả 2 cách cấu hình trên. Lưu ý rằng, với một số soft giả lập khác như router sim thì câu lệnh cấu hình với thông số tên của forward_int có thể sẽ không được chấp nhận.
Tiến hành thử bằng công cụ ping, ta sẽ ping từ PC0 đến PC1. Nên nhớ đặt IP cho 2 PCs và trỏ gateway về đúng interface trên router.
Trên PC0 đặt IP là 172.16.2.2 gateway trỏ về 172.16.2.1:
Trên PC1 đặt IP là 172.16.1.2 gateway trỏ về 172.16.1.1:
Một số lưu ý với người dùng Packet Tracer: đôi khi sau khi routing xong, mặc dù đúng nhưng khi dùng ping để kiểm tra, ta sẽ thấy chưa thông mạng. Điều đó có thể do PT hội tụ chậm, cho nên hãy thử ping lại nhiều lần để chắc chắn rằng việc cấu hình sai hay do PT hội tụ chậm!
========End==========
Video+.pkt file + .doc file:
http://www.mediafire.com/?4v8sgnuxnskar9x
No comments:
Post a Comment